CÁCH TÍNH THUẾ NHẬP KHẨU VÀ CÁC LOẠI THUẾ KHÁC

  • CÁCH TÍNH THUẾ NHẬP KHẨU VÀ CÁC LOẠI THUẾ KHÁC

    Cách tính thuế nhập khẩu và các loại thuế khác

    Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ mô trường, thuế GTGT của hàng nhập khẩu đều được hải quan tính toán trên máy tính, bằng phần mềm tự động. Vậy lỡ một ngày nào đó công ty của bạn bị cúp điện và cần biết được số thuế phải nộp cho chi cục thuế.

    Sau đây Panda logistics xin giới thiệu với các bạn bài viết “Cách tính thuế nhập khẩu và các loại thuế khác”

    Đầu tiên, chúng ta cần biết được các phương pháp tính thuế và xác định sẽ dùng phương pháp nào?

    Hiện tại số tiền thuế được áp dụng theo thứ tự 3 phương pháp

    • Phương pháp 1: Theo trị giá giao dịch
    • Phương pháp 2: Theo giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt
    • Phương pháp 3: Theo giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự.

    Đối với hàng hóa XNK, nếu có hợp đồng mua bán và các chứng từ, hóa đơn kèm theo đầy đủ hợp lệ, đủ điều kiện để xác định giá tính thuế theo giá trị hợp đồng.

    Một số trường hợp trị giá hóa đơn, hợp đồng so với giá mua giá bán tối thiểu thực tế tại cửa khẩu, thì giá trị tính thuế theo biểu giá của chính phủ quy định.

    Giá tính thuế tính bằng VND. Ngoại tệ sẽ được quy đổi ra VND theo tỷ giá mua vào do Ngân hàng nhà nước công bố.

    Các loại thuế nhập khẩu

    Thuế nhập khẩu sẽ được sử dụng thuế suất tỷ lệ %, Tùy mỗi mặt hàng sẽ có thuế suất khác nhau. Ngoài ra còn mức thuế suất còn được phân biệt theo khu vực thị trường, nhằm thực hiện các chính sách của thương mai của nhà nước.

    Thuế suất ưu đãi:

    Các hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ các quốc gia, các nhóm quốc gia và các vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mai với Việt Nam.

    Người nộp thuế tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ hàng hóa để xác định mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi

    Thuế suất ưu đãi đặc biệt:

    Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do (FTA), liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác.

    Áp dụng cho mặt hàng được quy định cụ thể trong thỏa thuận đã ký giữa Việt Nam với các bước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế và phải đáp ứng đủ các điều kiện đã ghi trong thỏa thuận. Hàng hóa phải có xuất xứ tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ đó.

    Thuế suất thông thường:

    Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam.

    Thuế suất thông thường được quy định cao hơn không quá 70% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng do Chính phủ quy định.

    Thuế bổ sung:

    Trong một số trường hợp, ngoài việc chịu thuế theo quy định còn phải chịu thuế bổ sung

    Giá bán của hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam quá thấp so với giá thông thường do được bán phá giá hoặc được nhận trợ cấp của nước xuất khẩu, gây khó khăn cho sự phát triển ngành sản xuất hàng hoá tương tự của Việt Nam

    Hàng hoá được nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ nước mà nước đó có sự phân biệt đối xử về thuế nhập khẩu hoặc có những biện pháp phân biệt đối xử khác đối với hàng hoá của Việt Nam.

    Phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu

    Mặt hàng tính thuế suất theo tỷ lệ phần trăm

    Ta có công thức:

    Thuế phải nộp = Số lượng hàng hóa thực tế x Trị giá tính thuế trên mỗi đơn vị x Thuế suất xuất nhập khẩu

    Các tính thuế Giá trị gia tăng hàng hóa xuất nhập khẩu

    Thuế GTGT = (Giá trị tính thuế nhập khẩu + Thuế Nhập khẩu + Thuế Tiêu thụ đặc biệt (nếu có) + Thuế bảo vệ môi trường (nếu có)) x thuế suất giá trị gia tăng.

    Lưu ý: Chúng ta tính thuế theo thứ tự như sau: thuế nhập khẩu => Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) => Thuế bảo vệ môi trường (nếu có) => thuế giá trị gia tăng

    Ví dụ: Một mặt hàng chịu các loại thuế: Thuế nhập khẩu + thuế TTDB + Thuế BVMT + Thuế GTGT

    Ta tính lần lượt:

    Thuế nhập khẩu: Trị giá hàng hóa x Thuế suất nhập khẩu = A

    Thuế TTDB: (Trị giá hàng hóa + A) x Thuế suất tiêu thụ đặc biệt = B

    Thuế BVMT: (Trị giá hàng hóa + A + B) x thuế suất bảo vệ môi trường = C

    Thuế GTGT: (Trị giá hàng hóa + A + B + C) x Thuế GTGT

    Ta có thêm một ví dụ như sau:

    Một DN nhập khẩu lốp từ Châu Âu về VN

    Mặt hàng Lốp chịu các loại thuế: thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng

    Cách tính thuế nhập khẩu:

    Trị giá hóa đơn x thuế suất nhập khẩu của lốp = A

    Cách tính thuế GTGT

    GTGT= (trị giá hóa đơn + A) x Thuế suất GTGT

    Giá cước vận tải biển, hàng không

    Công ty logistics chúng tôi được thành lập từ nhiều năm đến nay công ty đã hỗ trợ hơn 1000 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục hải quan và vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu cho đối tác 

    Tại Việt Nam công ty logistics chúng tôi có hệ thống văn phòng chi nhánh khắp 3 miền như Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Bình Dương. và hơn 300 nhân sự

    Công ty giao nhận hàng hải Đức Trường Thịnh toàn cầu có mạng lưới chi nhánh, đối tác rộng khắp từ China, Taiwan, Korea, Singapore, Malaysia...tới châu Âu, châu Mỹ, Úc luôn đảm bảo cho việc giao nhận hàng hóa đến tay khách hàng được nhanh và an toàn nhất.

    Công ty vận chuyển hàng hóa quốc tế 

    Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển

    Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không

    Vận chuyển hàng đóng ghép container, hàng kho CFS - CFS

    Dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu

    Dịch vụ vận chuyển nội địa bằng xe tải, xe đầu kéo đến kho, xưởng khách hàng

    Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu, công bố, hợp quy, hợp chuẩn, kiểm định, kiểm tra chất lượng

     

    Nếu bạn đang tìm kiếm một công ty logistics đáng tin cậy tại Việt Nam, hãy liên hệ với công ty logistics chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.